Trang chủ

Chào mừng đến với nhà đất Cần Giờ

Anh chị có mặt ở trong trang web này, hẳn là bạn đang đi tìm để mua hoặc đầu tư đất Cần Giờ. Danh sách bất động sản Cần Giờ đang bán được chúng tôi cập nhật liên tục, đảm bảo luôn có nguồn đất mới, rẻ, tiềm năng cho anh chị.

Tổng quan về huyện Cần Giờ

Cần Giờ là huyện duy nhất giáp biển của TP Hồ Chí Minh (trước sát nhập), sau khi sát nhập dù người dân TP Hồ Chí Minh có thể tiếp cận biển ở phía Vũng Tàu, nhưng về khoảng cách thì từ trung tâm ra biển Cần Giờ vẫn là ngắn nhất. Cần Giờ nằm ở phía Đông Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km.

Với vị trí địa lý đặc biệt như vậy, Cần Giờ đóng vai trò là “cửa ngõ hướng biển” của thành phố HCM. Đây cũng là điểm tiếp cận biển gần nhất tính từ trung tâm TP. HCM, mang lại lợi thế chiến lược trong phát triển kinh tế biển, du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng.

bản đồ huyện cần giờ
Cần Giờ nằm ở phía Đông Nam TP Hồ Chí Minh

Huyện Cần Giờ có diện tích 704,45km2, lớn hơn nhiều quận huyện nội thành khác của TP. HCM, nhưng mật độ dân số lại khá thấp – chỉ khoảng 78.100 người, tức chỉ 110 người/km2. Để hình dung rõ hơn con số này có ý nghĩa như thế nào, ta cần so sánh với mật độ dân số trung bình tại TP HCM là 4.544 người/km2. Có nghĩa là chỉ có rất ít diện tích đất ở Cần Giờ phục vụ cho việc ở, phần lớn diện tích còn lại là màu xanh của rừng. Nhờ vậy, Cần Giờ vẫn giữ được nét hoang sơ, yên bình hiếm có giữa TP HCM.

Đặc biệt, nơi đây sở hữu Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới – một “lá phổi xanh” quan trọng điều hòa khí hậu, mang lại môi trường sống trong lành, giàu tiềm năng phát triển đô thị sinh thái trong tương lai. Sống ở giữa lá phổi xanh như vậy, không khí sẽ vô cùng trong lành, dễ chịu. Bây giờ tìm đâu ra một nơi như thế mà chỉ cách trung tâm thành phố 50km?

Mật độ dân cư thấp cũng là chìa khóa để Cần Giờ có sức bật mạnh mẽ về đô thị, dân cư trong tương lai. Các khu đô thị mới sẽ dần được hình thành, dân cư và tiện ích sẽ ngày một đầy đủ, trù phú.

Với vị thế độc đáo cùng lợi thế thiên nhiên trù phú, Cần Giờ đang từng bước chuyển mình trở thành điểm đến mới trên bản đồ đầu tư bất động sản tại TP.HCM. Giá đất Cần Giờ hiện tại vẫn đang rẻ hơn nhiều so với tiềm năng phát triển trong thời gian ngắn sắp tới.

Hạ tầng kết nối vùng tại Cần Giờ

Hiện tại, huyện được kết nối với trung tâm TP.HCM qua phà Bình Khánh – tuyến duy nhất nhưng đang quá tải. Tuy nhiên, khi dự án cầu Cần Giờ chính thức triển khai, sẽ thay thế hoàn toàn phà, rút ngắn thời gian di chuyển từ quận 7 đến Cần Giờ chỉ còn khoảng 30 phút. Dự án này dự kiến được khởi công năm 2025, tổng mức đầu tư 11.000 tỷ đồng, sẽ nối thẳng tới đường rừng sác.

cầu cần giờ
Dự án cầu Cần Giờ dự kiến khởi công 2025

Ngoài ra, cầu Bình Khánh sau nhiều năm dừng đã được tái khởi động, tuy nhiên còn chờ xem có nút giao xuống Cần Giờ hay không. Với việc Vingroup khởi công dự án đô thị lấn biển, hi vọng sẽ có nút giao ở tuyến Bến Lức – Long Thành này.

Cầu Bình Khánh đang được thi công trở lại

Bên cạnh đó, tuyến đường Rừng Sác – trục giao thông chính của huyện cũng đã và đang được mở rộng, nâng cấp đồng bộ. Từ nay tới 2030, trục này sẽ được nâng cấp, mở rộng, với tổng ngân sách là 3.850 tỷ đồng. Ngoài ra, Cần Giờ sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ các tuyến Vành đai 3, Vành đai 4, kết nối vùng TP.HCM với Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu.

đường rừng sác
Đường Rừng Sác Cần Giờ

Không thể không nhắc tới dự án tàu điện trên cao do Vingroup đề xuất đầu tư dài 48.7km nối từ quận 7 ra tới dự án khu du lịch lấn biển Cần Giờ. Tổng đầu tư của dự án là 102.370 tỷ đồng, vận tốc thiết kế tối đa 250km/h (gấp đôi tuyến Bến Thành – Suối Tiên). Ngồi đầu tuyến tại Quận 7, chưa kịp làm gì đã ra tới biển.

Sự phát triển đồng bộ của hệ thống hạ tầng không chỉ cải thiện khả năng tiếp cận mà còn tạo ra cú hích mạnh mẽ cho giá trị bất động sản, đất Cần Giờ. Các anh chị cứ hình dung bây giờ xe xếp hàng dài để qua phà Bình Khánh, khoảng 4-5 năm nữa khi các cây cầu được thông xe, di chuyển nhanh chóng, thuận tiện hơn thì giá bất động sản tăng thêm 3-4 lần nữa là hết sức bình thường.

Định hướng quy hoạch và đô thị

Trong định hướng phát triển đến năm 2040, Cần Giờ được TP. HCM quy hoạch trở thành đô thị du lịch, sinh thái và kinh tế biển trọng điểm, giữ vai trò là cực tăng trưởng phía Đông Nam của thành phố. Trọng tâm là phát triển không gian đô thị gắn với bảo tồn thiên nhiên, tạo nên một mô hình phát triển bền vững, hài hòa giữa kinh tế và môi trường.

Mấy dự án đô thị gần đây trên truyền thông, dự án nào cũng nhận mình là dự án xanh, dự án sinh thái nhưng nhìn đi nhìn lại có vài cái cây. Ở Cần Giờ là cả 34.000ha rừng (bao gồm vùng lõi và vùng đệm), những khu đô thị xung quanh đây được hưởng lợi từ những cánh rừng đó. Đang trong thành phố ngột ngạt, ra tới Cần Giờ bạn sẽ thấy không khí trong lành, mát mẻ khác hẳn. Thế nên, TP HCM mới quy hoạch đây là vùng trọng điểm cho du lịch, sinh thái, đô thị sinh thái.

Dự án đô thị lấn biển của Vingroup

Nói tới dự án khu đô thị tại Cần Giờ thì không thể không nhắc tới dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ do Vingroup làm chủ đầu tư. Dự án này được khởi công chính thức ngày 19/04/2025 vừa qua, ngay sau khi khởi công đã tiến hành triển khai hạ tầng. Đây là dự án siêu lớn, sẽ thay đổi mạnh mẽ bộ mặt của huyện Cần Giờ.

đất cần giờ

Chỉ riêng tiền làm hạ tầng là 76.000 tỷ đồng, trong đó 32.500 tỷ đồng để xây hạ tầng kỹ thuật, 43.700 tỷ đồng cho xây dựng kiến trúc trong khu đô thị.

Nơi đây không chỉ để ở, mà còn có các phân khu cho trung tâm tài chính, kinh tế, thương mại dịch vụ, văn phòng và bến cảng.

Lợi thế so với vùng biển khác

Đầu tiên, nói về khoảng cách thì từ trung tâm TP. HCM ra tới biển Cần Giờ là gần nhất so với Hồ Tràm, Vũng Tàu. Vẫn là nhất cự ly, nhì tốc độ. Tối thứ 7 làm việc xong tranh thủ ra Cần Giờ thư giãn, tối chủ nhật quay trở lại thành phố.

Biển cũng là một phần, hạ tầng dịch vụ phát triển đến đâu cũng quan trọng. Với việc Vingroup mạnh tay đầu tư, khu vực này trong tương lai sẽ là đầu tàu về du lịch biển.

Rừng ngập mặn, khu dự trữ sinh quyển

Cảng biển cần giờ